ĐỘNG TỪ VÀ NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
  • User Avataradmin
  • 10 Oct, 2019
  • 0 Comments
  • 8 Mins Read

ĐỘNG TỪ VÀ NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

I. ĐỊNH NGHĨA (DEFINITION)

Động từ (verbs) là từ, động từ hoặc cụm từ diễn tả hành động hoặc trạng thái.

Eg: Learn (học), study (nghiên cứu), do (làm)…

II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ (KINDS OF VERBS)

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, động từ có thể được phân thành nhiều loại: ngoại động từ – nội động từ và động từ có quy tắc – động từ bất quy tắc.

1. Ngoại động từ và nội động từ (transitive and intransitive verbs)

1.1. Ngoại động từ (transitive verbs):

Diễn tả hành động tác động đó hay là động từ thường được theo sau bởi danh từ hoặc đại từ làm tân ngữ trực tiếp (direct object).

Eg:

– Let’s invite Sally. (Chúng ta hãy mời Sally đi.) [NOT Let’s invite]

– You surprised me. (Anh làm tôi ngạc nhiên.)  [NOT you surprised]

* Động từ “invite” và “surprise” sẽ không đủ nghĩa nếu không có danh từ Sally và đại từ me làm tân ngữ. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng những động từ này cần một tân ngữ để làm động từ đó trở nên sáng nghĩa và rõ ràng hơn khi truyền đạt.

1.2. Nội động từ (intransitive verbs)

Diễn tả hành động dừng lại ở người nói hoặc người thực hiện hành động đó, nói cách khác, nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp (danh từ hoặc đại từ) theo sau.

Eg:

– Do sit down. (Hãy ngồi xuống.)

– The children are playing. (Bọn trẻ đang chơi đùa.)

Động từ sit và play không cần có tân ngữ trực tiếp cũng đã đủ nghĩa.

1.3. Những điều cần lưu ý

a. Nhiều động từ có thể vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ (nghĩa của chúng có thể thay đổi)

Eg:

– We lost. (Chúng tôi đã thua.)

– We lost the match. (Chúng tôi đã thua trận đấu.)

– He ran as fast as he could. (Anh ta chạy nhanh hết sức.)

– He has no idea how to run a business. (Anh ấy không biết cách quản lý một doanh nghiệp.)

– They grow flowers in the garden. (Họ trồng hoa trong vườn.)

– Flowers grow in the garden. (Hoa mọc trong vườn.)

b. Ngoại động từ có thể có 2 tân ngữ: tân ngữ trực tiếp (direct object) và tân ngữ gián tiếp (indirect object).

Eg:

– My friend has just sent me a postcard. (Bạn tôi đã gửi tới cho tôi một tấm thiệp.)

Or: My friend has just sent a postcard to me. [direct object: postcard; indirect object: me]

c.Tân ngữ theo sau nội động từ thường là tân ngữ của giới từ (prepositional object) chứ không phải là tân ngữ trực tiếp của động từ.

Eg:

– We walked across the fields. (Chúng tôi đi ngang qua cánh đồng.) [NOT we walk the fields]

– Let’s talk about your plan. (Chúng ta hãy nói về kế hoạch của anh đi.) [NOT: let’s talk your plan]

d. Một số ngoại động từ có thể được theo sau bởi một tân ngữ và một bổ ngữ của tân ngữ (verb + object + object complement). Bổ ngữ của tân ngữ thường là tính từ, danh từ hoặc danh ngữ.

Eg:

– I find her attitude strange. (Tôi thấy thái độ của cô ta rất lạ.)

– They elected him president. (Họ bầu ông ẩy làm chủ tịch.)

– That boy regards Bill as his father. (Cậu bé đó xem Bill như cha.)

2. Động từ có quy tắc và động từ bt quy tắc (regular and irregular verbs)

2.1. Động từ có quy tắc (regular verbs)

Động từ có quy tắc là động từ có hình thức quá khứ đơn (simple past) và quá khứ phân từ (past participle) được thành lập bằng cách thêm -ed vào động từ nguyên mẫu (infinitive).

Eg:

infinitive past past participle
work (làm việc) worked worke
invite (mời) invited invited
study (học) studied studied

2.2. Động từ bất quy tắc (irregular verbs)

Động từ bất quy tắc là động từ có hình thức quá khứ đơn (simple past) và quá khứ phân từ được thành lập không theo quy tắc nhất định nào. Hình thức quá khứ đơn và quá khứ phân từ của các động từ này nằm trong bảng động từ bất quy tắc (người học phải học thuộc lòng bảng động từ bất quy tắc).

Eg:

infinitive past past participle
be (thì, là, ở) was/were been
see (nhìn,thấy) saw seen
give (cho) gave given

3. Trợ động từ và động từ thường (auxiliary and ordinary verbs)

3.1. Trợ động từ (auxiliary verbs)

Trợ động từ là động từ đặc biệt (special verbs) be, have, do, can, may, must, ought, shall, will, need, dare, used được chia thành 2 nhóm: trợ động từ chính (principal auxiliary verbs) và trợ động từ tình thái (modal auxiliary verbs).

a. Trợ động từ chính (principal auxiliary verbs)

Trợ động từ chính gồm be, do, have, được dùng với động từ khác để chỉ thì, thể và để thành lập câu hỏi hoặc câu phủ định.

infinitive present tense past tense past participle
to be am, is, are was were been
to do do, does did done
to have have, has had had

Δ Be được thêm vào động từ khác để tạo thành thể tiếp diễn hoặc bị động.

Eg:

– The children are playing in the yard. (Bọn trẻ đang chơi trong sân.)

– He was imprisoned for three years. (Ông ta bị bỏ tù 3 năm.)

Δ Do được dùng để thành lập câu hỏi, câu phủ định và dạng nhấn mạnh của các động từ không có trợ động từ.

Eg:

– Do you smoke? (Anh có hút thuốc không?)

– I didn’t see them. (Tôi không thấy họ.)

– She does like you. (Cô ấy rất mến anh.)

Δ Have được dùng để tạo thể hoàn thành.

Eg:

– We have lived here for a long time. (Chúng tôi đã sống ở đây lâu rồi.)

– I realized that I had met him before. (Tôi nhận ra rằng trước đây tôi đã gặp anh ta.)

* Lưu ý: be, do, have cũng có thể được dùng như động từ thường (ordinary verbs).

Eg:

– He is lazy. (Anh ta lười biếng)

– He does nothing. (Anh ta chẳng làm gì cả.)

– He has no job. (Anh ta không có việc làm.)

b. Trợ động từ tình thái (modal auxiliary verbs)

Trợ động từ tình thái gồm can, could, may, might, must, ought, had better, will, would, shall, should, được dùng trước hình thức nguyên thể (bare-infĩnitive) của động từ khác để chỉ khả năng, sự chắc chắc, sự cho phép, nghĩa vụ… Trợ động từ tình thái có những nét văn phạm sau:

Δ Ngôi thứ 3 số ít không có -s.

Eg: She can swim. (Cô ấy biết bơi.) [NOT she cans…]

Δ Không dùng trợ động từ do trong câu hỏi, câu phủ định, câu hỏi đuôi và câu trả lời ngắn.

Eg:

– Can you speak French? (Anh có biết nói tiếng Pháp không?) [NOT do you can speak…]

– You shouldn’t tell lies. (Bạn không nên nói dối.) [NOT you don’t should tell…]

Δ Động từ theo sau các trợ động từ tình thái (ngoại trừ ought) luôn ở nguyên không to (bare-infinitive)

Eg:

– I must water flowers. (Tôi phải tưới hoa.) [NOT I must to water…]

– You should drive more carefully. (Anh nên lái xe cẩn thận hơn.) [BUT you ought to drive more carefully]

Δ Không có hình thức nguyên thể (to can) và hình thức phân từ (như maying, musted). Khi cần ta phải dùng những từ khác để thay thế.

Eg:

– I’d like to be able to stay here. (Tôi muốn là mình có thể ở lại đây.) [NOT …to can stay…]

– She’s going to have to leave soon. (Chẳng bao lâu nữa cô ta sẽ phải ra đi.) [NOT …to must leave …]

Vậy là những điều cơ bản về động từ trong tiếng Anh bạn đã có thể nắm được “sương sương” rồi đó. Hãy nhớ rằng bất kỳ thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp bởi đội ngũ của Anh ngữ iStart. Đừng quên để lại những câu hỏi của các bạn tại phần bình luận nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *