Sức Mạnh “Đáng Gờm” Của Việc Học Từ Vựng Tiếng Anh Đều Đặn Mỗi Ngày

Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
  • User Avataradmin
  • 25 Sep, 2019
  • 0 Comments
  • 10 Mins Read

Sức Mạnh “Đáng Gờm” Của Việc Học Từ Vựng Tiếng Anh Đều Đặn Mỗi Ngày

Thông thường sau 1 tháng, não con người chỉ còn nhớ khoảng 20% thông tin đã tiếp nhận. Nhưng đôi khi, những thông tin bạn cần nhớ thì lại nằm ở 80% còn lại. Nếu bạn muốn thay đổi thì đây chính là bài viết dành riêng cho bạn. 

I. SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC TỪ VỰNG ĐỀU ĐẶN HẰNG NGÀY

“Without grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.”

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins đã nói rằng: “Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt cả”. Trong quá trình học một ngoại ngữ, từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ tạo nên sự khác biệt trong khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học.

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu tâm lý học người Đức Ebbinghous:
– Trí não con người sau khi tiếp nhận thông tin sẽ bắt đầu quá trình quên lãng. Quá trình quên lãng này bắt đầu từ phút thứ 10 trở đi sau khi học.

– Sau 20 phút não người chỉ nhớ 58% lượng thông tin vừa học.

– Sau 1 tiếng nhớ 44%, 9 tiếng nhớ 36%.

– Sau 1 ngày nhớ 33%, sau 2 ngày nhớ 28%

– Và cuối cùng sau 1 tháng chỉ nhớ khoảng 20%.

Do vậy, việc kiên trì học và ôn lại từ vựng hàng ngày theo chu kỳ nhất định là một điều hết sức quan trọng trong việc học từ vựng cũng như các môn học cần khả năng ghi nhớ dữ kiện.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH

Trước khi áp dụng các phương pháp dưới đây, bạn cần quyết tâm thực hiện kế hoạch học từ vựng theo các quy tắc sau:

– Học đều đặn mỗi ngày ít nhất 3 từ và nhiều nhất 10 từ.

Trường hợp ngày nào cần phải học một lượng từ lớn theo bài vở ở lớp, bạn vẫn học bên cạnh 10 từ quy định hàng ngày.

– Không bỏ một ngày nào!

Trong trường hợp ngày không có thời gian cũng dành 10 phút cho 3 từ mới và 5 phút xem lại ôn lại các từ đã học của ngày xa nhất. Ví dụ bạn bắt đầu chiến lược học từ vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 thì ngày 10 tháng 1 bạn nên xem lại từ đã học ở ngày 1 tháng 1.

Sau đây là các phương pháp bạn có thể chọn để thực hiện chiến lược chinh phục từ vựng tiếng Anh.

1. PHƯƠNG PHÁP 5 BƯỚC 7 LẦN ĐỂ GHI NHỚ KHI HỌC TỪ VỰNG

– Bước 1: Đọc to với phát âm chuẩn từ mà bạn cần học

Khi chuẩn bị học một từ mới nào đó, bạn nên mở từ điển điện tử hoặc cũng có thể chọn từ theo đoạn hội thoại của người bản xứ để nghe và lặp lại chính xác cách phát âm. Sau đó đọc to nhiều lần cách phát âm của các từ mà trong danh sách học một ngày của bạn.

– Bước 2: Dùng các mẹo như liên tưởng từ có âm gần giống (homophonic method)

Phân giải từng bộ phận của từ, dùng từng ký tự của từ để ký hiệu hóa từ đang học thành một câu tiếng Việt nhằm nhớ cả spelling (cách đánh vần). Ví dụ : run thì liên tưởng đến chữ run trong tiếng Việt, hoặc cách phân giải từ cho các từ như chalkboard (bảng viết bằng phấn) = chalk (phấn) + board (bảng)…

– Bước 3 : Hồi tưởng hai chiều Việt – Anh

Nghĩa là đọc từ tiếng Anh nghĩ trong đầu nghĩa tiếng Việt, sau đó đọc từ tiếng Việt nghĩ trong đầu nghĩa tiếng Anh.

– Bước 4 : Chuỗi (series)

Chuỗi tức thông qua liên tưởng một chuỗi ngữ cảnh có từ đang học để nhớ từ.

– Bước 5 : Đặt câu, tức là dùng từ đang học viết thành câu

*LƯU Ý: 7 LẦN ÔN LẠI TỪ 

– Lần 1/ Nhìn lại danh sách từ của ngày đó sau 20 phút tính từ lúc học xong.

– Lần 2/ sau 1 tiếng.

– Lần 3/ Sau 2 tiếng.

– Lần 4/ Sau 1 ngày.

– Lần 5/ Sau 1 tuần.

– Lần 6/ Sau 1 tháng.

– Lần 7/ Sau 3 tháng.

Nghĩa là khi lập danh sách từ cho từng ngày, bạn nhớ đánh dấu số thứ tự danh sách rồi sau khi học xong bạn ghi giờ nào và ngày nào ôn lại danh sách nào.

2. PHƯƠNG PHÁP TỈ MỈ HOÁ TỪ VỰNG

Phương pháp này dựa theo thuyết tỉ mỉ hóa thông tin trong quá trình xử lý thông tin của não bộ đã được nêu trong bộ môn tâm lý giáo dục. Bao gồm các mẹo như sau:

– Thị giác hoá từ vựng là bạn gắn cho từ đang học một hình ảnh nào đó. Nếu từ đó là danh từ chỉ sự vật thì đương nhiên là dễ, nếu từ là động từ, hoặc tính từ thì đòi hỏi sự sáng tạo của chính bạn.

Ví dụ : obesity (béo phì) thì chữ ob đầu nhìn như người bụng bự, béo ú…

– Hoặc bạn cũng có thể chia từ thành hai phần và liên kết nghĩa để giải thích tỉ mỉ từ đó.

Ví dụ : lineage (huyết thống) = line (đường vạch) + age (thế hệ, tuổi tác) = huyết thống là đường nối các thế hệ trong gia đình… Sử dụng mindmap (sơ đồ ý) để vẽ sơ đồ các từ có nghĩa liên quan.

3. PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO ĐẶC TÍNH NGÔN NGỮ

Sử dụng các tiếp vị ngữ hoặc tiếp đầu ngữ để học từ phái sinh.

Ví dụ: co-: cùng nhau, hợp sức -> coworker (đồng nghiệp), collaborate (cộng tác)… Học từ và liên tưởng đến từ đồng nghĩa cũng như trái nghĩa của từ đó (nếu có).

4. MỘT VÀI MẸO NHỎ GIÚP BẠN HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH NHANH HƠN

a. Đặt mục tiêu

Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ. Bạn đồng ý không? Để nói tiếng Anh tốt bạn cần khoảng 20.000 – 30.000 từ trở lên, mỗi ngày bạn học 20 từ, một tuần bạn học 5 ngày, 20 x 5 ngày x 50 tuần = 5.000 từ, vậy phải học từ ít nhất 4 năm, nếu giỏi, học gấp đôi, rút xuống còn 2 năm. Và như thế, ai học dưới 2 năm mà nói giỏi tiếng Anh là nói “xạo”.

b. Không đọc đại

Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không “đọc đại”, phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ!

c. Trăm hay không bằng tay quen

Khi học từ thì cũng phải viết, khoảng 20 chữ cho lần đầu, đánh một dấu vào chổ từ đó trong từ điển, nếu mỗi lần sau đó thì tăng số lượng gấp đôi, đánh tiếp một dấu vào từ điển, và khí “đạt kiện tướng” (5 sao trong từ điển) thì lập cho từ đó một flash card (dùng tờ giấy loại namecard) mang theo khi rảnh xem qua.

d. Triệu tập họ hàng của từ vựng 

Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó và nên sử dụng tự điển sách. Nên chỉ xài tự điển của bạn, khi có bất cứ thứ gì liên quan đến từ đó mà từ điển của bạn không có thì phải viết ghi chú vào ngay.

e. Đọc ví dụ

Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, đặc biệt là ở từ điển Anh – Anh. Thường trong đó, có các ví dụ từ đó trong một câu, một cụm từ, một mệnh đề và có thể trích từ những báo nổi tiếng…

Một lần nữa, Anh ngữ iStart muốn gửi tới các bạn một thông điệp: “Học tiếng Anh không cần năng khiếu, học tiếng Anh cũng giống như chạy bộ!”. Vì vậy hãy kiên trì, chăm chỉ mỗi ngày. Mục tiêu của bạn ở phía trước và đang đợi bạn chinh phụ nó. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *