BẠN THÔNG THẠO MỘT NGOẠI NGỮ KHI NÀO?

Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
Breadcrumb Abstract Shape
  • User Avataradmin
  • 02 Aug, 2019
  • 0 Comments
  • 5 Mins Read

BẠN THÔNG THẠO MỘT NGOẠI NGỮ KHI NÀO?

          Sau một thời gian dài học ngoại ngữ, nếu bạn vẫn băn khoăn về mức độ thông thạo ngoại ngữ của mình, thì đây là bài viết dành riêng cho bạn! Vậy khi nào một người được cho là thông thạo một ngôn ngữ? Dưới đây là cách tôi đánh giá mức độ thông thạo ngoại ngữ của một người.

 

1. MỌI NGƯỜI KHÔNG CÒN PHẢI SỬA LỖI KHI BẠN SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, mọi thứ đều bí ẩn. Đến một cuộc hội thoại đơn giản cũng dễ dàng trở thành thách thức lớn với nhiều người. Người bản ngữ luôn phải chú ý giảm tốc độ nói để bạn có thể theo kịp cuộc trò chuyện. Khi điều này không còn diễn ra với bạn, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã thông thạo ngôn ngữ đó mức độ nhất định.

2. BẠN CÓ THỂ NGHE LỎM CÁC CUỘC NÓI CHUYỆN     

Nếu một ngày đẹp trời, bạn ngồi trong quán cafe hay plaza và các cuộc nói chuyện xung quanh không còn trôi qua tai bạn một cách vô nghĩa nữa. Thay vào đó, bạn có thể chủ động lắng nghe những chi tiết thú vị khi người khác đang nói. Đây là một mốc tiến bộ quan trọng đó! Điều này cho thấy bạn có thể hiểu người khác mà không cần nhìn hay dựa vào cử chỉ và biểu cảm trên khuôn mặt để đoán biết ý nghĩa.

3. MỞ RỘNG THẾ GIỚI HÀI HƯỚC


          Một trong những điều xấu hổ nhất là khi bạn kể chuyện cười mà chẳng có ai cười. Mỗi khi nói đùa, người nói phải kiên nhẫn giảng giải cho bạn từng chút một. Nếu giờ bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được mọi điểm nút của câu chuyện và cười nắc nẻ. Hãy cười to hơn nữa vì bạn hoàn toàn có thể hãnh diện vì những dấu vết và sắc thái của nền văn hóa đó đã ngấm sâu vào bạn.

4. THỈNH THOẢNG BẠN ĐỌC HOẶC NGHE NHẠC MÀ KHÔNG CẦN NỖ LỰC QUÁ NHIỀU

iStart cá rằng điều này là hoàn toàn không thể khi bạn là người mới học. Nhưng nếu bạn có thể nắm bắt được các thông tin cần thiết từ các mục tin tức. Điều này cho thấy bạn không chỉ chủ động nhận diện ngôn ngữ mà nó đã in sâu vào tâm trí bạn! Đây là một dấu mốc đáng kinh ngạc cho thấy bạn có thể dễ dàng điều chỉnh giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ khác.

5. VIỆC ĐẾN NGÂN HÀNG (HOẶC GẶP BÁC SĨ, KẾ TOÁN, v.v.v…) KHÔNG CÒN LÀM BẠN SỢ HÃI

          Trước khi thông thạo ngôn ngữ, việc phải đến khám bác sĩ, vào tiệm thuốc luôn làm bạn lo lắng, đúng chứ? Điều gì xảy ra nếu bạn không thể giải thích các triệu chứng và được chỉ định dùng thuốc nhuận tràng thay vì kháng sinh? Đó thực sự là một rắc rối lớn đấy!

6. BẠN BIẾT THỜI ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC TỪ CHỬI THỀ

Người bản ngữ thường thích dạy cho người nước ngoài các từ chửi thề. Khi lần đầu nghe những cụm này, bạn sẽ thấy chúng rất lạ lẫm. Tuy nhiên, bạn không chỉ biết thời điểm sử dụng những từ thô tục này một cách có văn hóa mà còn biết cách đổi giọng điệu sao cho giống những người dân bản ngữ. Ngay cả khi bạn không chửi thề, sự thực rằng bạn có thể sử dụng chúng trong một ngoại ngữ là điều rất quan trọng!

7. BẠN NHẬN RA LỖI MÌNH MẮC PHẢI


          Những người “thành thạo” một tiếng mẹ đẻ như chúng ta đôi khi cũng vẫn mắc lỗi. Điều khác nhau là họ có thể tự bắt lỗi mình. Khi đã thông thạo ngôn ngữ, bạn phát hiện mình có thể tự sửa lỗi sai. Một lần nữa, hãy cảm thấy tự hào, kỹ năng này giúp bạn vượt xa những người học ngoại ngữ ở trình độ trung cấp không có khả năng tự nhận biết lỗi sai của mình.

          Hy vọng rằng 7 tiêu chí trên có thể giúp bạn tự đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ của chính mình! Cố gắng nỗ lực mỗi ngày và giỏi hơn chính mình của ngày hôm quá nhé!

          Và đừng quên comment và chia sẻ xem bạn đã được bao nhiêu tiêu chí trong 7 tiêu chí trên nha!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *